Nguồn tin: Báo Sóc Trăng, 19/11/2018
Ngày cập nhật:
20/11/2018
Tình trạng ô nhiễm môi trường nước, chất thải và không khí tại các khu vực chăn nuôi là vấn đề bức xúc cho cộng đồng dân cư. Để khắc phục vấn đề này, ngoài công tác thanh tra, kiểm tra được ngành chức năng tổ chức thực hiện, UBND tỉnh Sóc Trăng còn ban hành quyết định về bảo vệ môi trường đối với lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Những năm gần đây, nhiều trang trại và hộ chăn nuôi trong tỉnh đã đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nâng cao thu nhập cho người dân. Đi cùng với sự phát triển về số lượng gia súc, gia cầm thì các khu vực chăn nuôi cũng phát sinh chất thải và nước thải nếu không được thu gom xử lý sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đối với môi trường và sinh hoạt của người dân. Đối với việc nuôi trồng thủy sản, nếu nông dân dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật để diệt giáp xác trong các ao nuôi, sử dụng nhiều chất kháng sinh xử lý bệnh cho tôm không chỉ gây tác động xấu đến môi trường sản xuất mà còn làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Quyết định số 24 của UBND tỉnh nhằm nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. (Ảnh minh họa)
Để đảm bảo hài hòa giữa phát triển chăn nuôi với bảo vệ môi trường, thời gian qua, ngành chức năng và các địa phương trên địa bàn tỉnh đã thực hiện nhiều dự án, mô hình xử lý chất thải chăn nuôi nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm. Gần đây, vào tháng 10-2018, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 24/2018/QĐ-UBND Quy định về bảo vệ môi trường đối với lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Theo đó, các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh đảm bảo các điều kiện về vị trí, địa điểm thực hiện; lựa chọn biện pháp xử lý, hệ thống xử lý chất thải phù hợp nhưng phải đảm bảo các loại chất thải được xử lý triệt để và đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi thải ra môi trường.
Quyết định trên góp phần tăng cường sự quản lý nhà nước về công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh, bởi thời gian qua, ở một số nơi người dân đã phản ánh tình trạng chủ hộ chăn nuôi xả chất thải ra các ao hồ, kênh mương gây bốc mùi và gây ô nhiễm nước mặt, ảnh hưởng đến tình làng nghĩa xóm, xáo trộn các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của bà con. Để khắc phục những bất cập này, Quyết định số 24/2018/QĐ-UBND cũng nêu rõ, trong hoạt động chăn nuôi và nuôi trồng có phát sinh chất thải nguy hại, chủ cơ sở có trách nhiệm đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại với Sở Tài nguyên và Môi trường; có biện pháp giảm thiểu phát sinh chất thải nguy hại; bố trí khu vực lưu giữ chất thải nguy hại; lưu giữ chất thải nguy hại trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
UBND tỉnh cũng quy định đối với trường hợp gia súc, gia cầm xảy ra dịch bệnh phải thực hiện xử lý theo quy định của chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh; trường hợp xảy ra dịch bệnh trên thủy sản, sau khi thu hoạch hoặc tiêu hủy phải khử trùng nước trong ao, tẩy trùng, sát khuẩn, xử lý nền đáy, diệt giáp xác và các vật chủ trung gian truyền bệnh trong ao. Bên cạnh đó, đối với hoạt động chăn nuôi gia súc quy mô trang trại, chủ cơ sở phải đảm bảo các điều kiện về khoảng cách xây dựng; có tường hoặc hàng rào bao quanh; đảm bảo điều kiện về nền chuồng, đường thoát nước thải; thực hiện thu gom và xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng theo quy định.
Đối với chăn nuôi gia cầm quy mô trang trại, chủ dự án phải đảm bảo xây dựng cách bệnh viện, trường học, chợ, công sở, khu dân cư đông người và đường giao thông liên tỉnh, liên huyện tối thiểu là 100m; có tường hoặc hàng rào bao quanh; có khu xử lý chất thải phải đáp ứng các điều kiện về diện tích và điều kiện để xử lý chất thải rắn, nước thải và gia cầm chết; có lò thiêu xác gia cầm hoặc hầm tiêu hủy gia cầm trong khu xử lý chất thải đảm bảo điều kiện về khoảng cách; ngoài ra, chất thải rắn phải được xử lý các mầm bệnh trước khi sử dụng vào mục đích khác.
Quyết định số 24/2018/QĐ-UBND có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31-10-2018. Theo Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Nguyễn Thụy Kiều Diễm, thực hiện quyết định mới này của UBND tỉnh, dự kiến thời gian tới chi cục sẽ tổ chức lớp tập huấn phổ biến các nội dung của quyết định cho các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm và một số doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản; đồng thời cung cấp tờ rơi tuyên truyền về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi ở các địa phương để công tác quản lý nhà nước về môi trường ngày càng hiệu quả.
Thiện Hải
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.