Nguồn tin: Báo Thanh Hóa, 20/11/2018
Ngày cập nhật:
23/11/2018
Để chủ động bảo vệ đàn nuôi trước những đợt lạnh khắc nghiệt theo tinh thần phòng hơn chống, ngay từ đầu tháng 10-2018, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Thanh Hóa, nhất là các địa phương khu vực miền núi đã thường xuyên cập nhật thông tin, diễn biến khí hậu của toàn mùa tuyên truyền, phổ biến để người chăn nuôi biết, chủ động chuẩn bị các điều kiện chống đói, rét cho vật nuôi.
Người dân xã Hóa Quỳ (Như Xuân) chuẩn bị thức ăn dự trữ cho gia súc.
Toàn tỉnh hiện có 200,6 nghìn con trâu; 253,8 nghìn con bò, 785 nghìn con lợn và 18,7 triệu con gia cầm. Để chủ động phòng, chống rét cho gia súc, gia cầm trong mùa đông năm nay, các địa phương trong tỉnh đã và đang triển khai nhiều biện pháp bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi.
Năm 2018, được dự báo sẽ xảy ra nhiều đợt rét đậm, rét hại, nhiệt độ trung bình sẽ xuống thấp so với nhiều năm trước. Do vậy để chủ động bảo vệ đàn nuôi trước những đợt lạnh khắc nghiệt theo tinh thần phòng hơn chống, ngay từ đầu tháng 10-2018, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, nhất là các địa phương khu vực miền núi đã thường xuyên cập nhật thông tin, diễn biến khí hậu của toàn mùa tuyên truyền, phổ biến để người chăn nuôi biết, chủ động chuẩn bị các điều kiện chống đói, rét cho vật nuôi. UBND các huyện, thị xã, thành phố đã và đang tích cực phối hợp với các đơn vị chuyên môn, chỉ đạo UBND các xã, phường tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc phòng, chống đói rét và dịch bệnh. Đồng thời, kiểm tra vệ sinh thú y, hướng dẫn, hỗ trợ các hộ chăn nuôi thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ đàn vật nuôi trong mùa đông.
Ở một số địa phương thuộc huyện miền núi Lang Chánh, người dân còn duy trì chăn nuôi theo hình thức chăn thả trong mùa đông. Bởi vậy, huyện luôn xác định việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác phòng, chống rét và dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm của địa phương. Hơn nữa, thời gian vừa qua, trên địa bàn huyện xảy ra nhiều trận mưa, lũ khiến chuồng trại chăn nuôi của các hộ dân bị hư hỏng, ảnh hưởng đến việc chống rét cho đàn vật nuôi. Vì vậy, để vật nuôi được giữ ấm trong mùa đông năm nay, huyện Lang Chánh đã chỉ đạo các xã, thị trấn đưa nội dung về công tác phòng, chống đói, rét cho vật nuôi vào những buổi giao ban với các cán bộ cơ sở; xây dựng kế hoạch thông tin tình hình thời tiết và các biện pháp chống đói, chống rét cho đàn vật nuôi. Tập trung tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi chủ động tích trữ nguồn thức ăn tinh, thức ăn thô, khô, như: Rơm, rạ, cỏ ngay sau khi thu hoạch lúa mùa và bảo quản các phụ phẩm nông nghiệp này làm thức ăn và giữ ấm cho gia súc trong những ngày giá rét. Đôn đốc các hộ dân tranh thủ những ngày thời tiết nắng ráo để chủ động gia cố, tu sửa, che chắn chuồng trại, tránh không bị mưa tạt, gió lùa, thường xuyên giữ nền chuồng khô ráo, sạch sẽ và bảo đảm nguồn thức ăn cân đối khẩu phần dinh dưỡng, đủ vitamin, muối khoáng; không được chăn thả gia súc theo hình thức thả rông. Thông qua công tác chỉ đạo, tuyên truyền của chính quyền địa phương, nhiều hộ chăn nuôi đã nhận thấy được tầm quan trọng của công tác chủ động chống đói, rét cho vật nuôi nên đã và đang gia cố chuồng trại, chủ động thu gom, tích trữ rơm, rạ làm thức ăn dự trữ trong mùa rét.
Tại huyện Như Xuân, với quyết tâm không để bất cứ con gia súc nào bị chết đói, chết rét trong mùa đông năm nay, vì vậy công tác chủ động chống đói, rét cho đàn vật nuôi cũng được huyện thực hiện từ nhiều tháng trước. Nhờ đó, đến nay, các hộ chăn nuôi gia súc đã chuẩn bị đủ nguồn thức ăn thô cho con nuôi trong những ngày giá, rét sắp tới. Hiện tại, ngoài việc tiếp tục tập trung tuyên truyền về các biện pháp chống đói, rét cho đàn vật nuôi, chính quyền các xã, thị trấn trên địa bàn đang cử cán bộ xuống tận nhà dân hướng dẫn các hộ chăn nuôi gia cố, che chắn chuồng trại, sưởi ấm cho gia súc, gia cầm. Đồng thời, lưu ý người dân không chăn thả các loại gia súc khi nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 15 độ C.
Cùng vào cuộc với chính quyền các địa phương và người chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã khuyến cáo các hộ chăn nuôi không cho trâu, bò phục vụ sản xuất, chăn thả tự do ngoài trời khi thời tiết rét đậm, phải nhốt trong chuồng có kiểm soát. Đối với những gia súc như trâu, bò, dê sử dụng các loại chăn cũ, bạt, bao tải... che gió nhằm giữ ấm. Có thể sử dụng bóng điện hay đốt lửa sưởi cho vật nuôi trong chuồng nuôi bằng trấu, mùn cưa, than củi…
Lưu ý đối với gia súc, gia cầm non cần phải có ô úm riêng, có bóng điện sưởi đảm bảo nhiệt độ trong ô úm từ 22-28oC. Giai đoạn thường xuyên xảy ra hiện tượng mưa phùn gió lạnh, nhiệt độ xuống thấp sẽ làm cho cơ thể vật nuôi tốn nhiều năng lượng để chống rét dẫn đến giảm sức đề kháng của cơ thể, nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm có điều kiện bùng phát như: Bệnh hen suyễn lợn, bệnh phân trắng ở lợn con, bệnh tụ huyết trùng, bệnh lở mồm, long móng trên gia súc, bệnh gà rù, bệnh hen gà... nên các hộ chăn nuôi cần chuẩn bị đầy đủ thuốc thú y. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho vật nuôi để tăng khả năng miễn dịch chủ động cho đàn vật nuôi.
Thường xuyên quét dọn sạch sẽ khu chăn nuôi và môi trường xung quanh, khơi thông cống rãnh, định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng nuôi 1-2 lần/tuần để tránh các loại vi khuẩn gây hại xâm nhập. Kiểm tra, theo dõi tình hình sức khỏe gia súc, gia cầm, nếu phát hiện dấu hiệu bệnh phải tiến hành cách ly ngay và báo cho thú y cơ sở; tuyệt đối không ăn thịt gia súc, gia cầm ốm chết. Ngoài ra, thời gian qua hệ thống thú y từ tỉnh đến các địa phương cũng đang tăng cường cán bộ về cơ sở kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Qua kết quả kiểm tra tại các địa phương của Chi cục Thú y tỉnh cho thấy, đến thời điểm hiện tại, công tác phòng, chống đói rét cho đàn vật nuôi cơ bản được bảo đảm.
Bài và ảnh: Hương Thơm
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.