Nguồn tin: Báo Vĩnh Phúc, 26/11/2018
Ngày cập nhật:
27/11/2018
Nhằm tạo ra đàn bò thịt, bò sữa có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện chăn nuôi của tỉnh Vĩnh Phúc, Trung tâm Giống vật nuôi đã triển khai, thực hiện có hiệu quả “Dự án đầu tư hỗ trợ phát triển thụ tinh nhân tạo bò thịt, bò sữa chất lượng cao của tỉnh”, góp phần tăng tỷ trọng sản xuất chăn nuôi và thu nhập của người dân trên địa bàn.
Áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo cho đàn bò, gia đình ông Trần Văn Chung, thôn Yên Trù, xã Yên Bình (Vĩnh Tường) có thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm. Ảnh: Nguyễn Lượng
Xác định chăn nuôi là ngành mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh, từ năm 2002, tỉnh ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển chăn nuôi thông qua các chương trình, dự án phát triển đàn bò thịt, bò sữa, nhất là trong 4 năm (2011 - 2015), tỉnh hỗ trợ thụ tinh nhân tạo hơn 50 nghìn liều tinh bò thịt; hơn 2.500 liều tinh bò sữa, tạo ra hơn 34 nghìn bê thịt, 1.100 bê sữa, làm lợi cho nông dân khoảng 78 tỷ đồng, giúp nông dân tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi, đưa Vĩnh Phúc là 1 trong 10 tỉnh có hoạt động thụ tinh nhân tạo bò phát triển của cả nước. Hết năm 2015, đàn bò lai của tỉnh đạt hơn 88%, đàn bò sữa có quy mô trên 8.000 con, xếp thứ 8 cả nước và xếp thứ 2 các tỉnh đồng bằng sông Hồng về chăn nuôi bò sữa.
Để tiếp tục nâng cao chất lượng đàn bò thịt, bò sữa trên địa bàn, tỉnh phê duyệt dự án “Đầu tư hỗ trợ phát triển thụ tinh nhân tạo bò thịt, bò sữa chất lượng cao giai đoạn 2016-2020". Theo đó, Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh đã thành lập Ban quản lý dự án, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; phối hợp với Đài PT-TH tỉnh, Báo Vĩnh Phúc đẩy mạnh tuyên truyền giới thiệu các nội dung hỗ trợ của dự án và lợi ích của công tác thụ tinh nhân tạo bò thịt, bò sữa tới người chăn nuôi; tổ chức hội nghị phối hợp triển khai thực hiện dự án đến các huyện, thành phố, đội ngũ dẫn tinh viên các xã, phường, thị trấn.
Năm 2017, Trung tâm Giống vật nuôi cấp phát 20 nghìn liều tinh bò thịt giống Brahman, Drough Matster, Red Angus, BBB; 12.570 liều tinh bò sữa giống HF (Holstein Friesian) và cấp hơn 39.000 lít ni tơ lỏng bảo quản tinh bò, 32.570 chiếc găng tay, 32.570ống gen nhựa cho 8 huyện, thành phố; không triển khai trên địa bàn huyện Tam Đảo vì đã có dự án riêng. Kết quả, có 18.280 con bò thịt, 11.226 con bò sữa được phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Từ đầu năm 2018 đến nay, Trung tâm Giống vật nuôi cấp phát gần 20 nghìn liều tinh bò thịt; gần 12 nghìn liều tinh bò sữa cho các huyện, thành phố.
Theo ông Lê Thanh Hảo, Phó Giám đốc Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh, phương pháp thụ tinh nhân tạo bò thịt, bò sữa ngày càng được người chăn nuôi áp dụng và mang lại hiệu quả rõ rệt. Hầu hết những con bê lai ra đời đều phát triển khỏe mạnh, không chỉ khắc phục triệt để tình trạng suy thoái đàn bò do cận huyết mà còn góp phần tăng tầm vóc, thể trạng và sức sản xuất của đàn bò, đặc biệt là bê lai được sinh ra từ thụ tinh nhân tạo khi xuất bán ở 7- 10 tháng có giá trị kinh tế, mang lại hiệu quả cao cho nông hộ… Tạo ra sự chuyển dịch về cơ cấu giống của đàn bò thịt, bò sữa góp phần tăng nhanh giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của tỉnh.
Gần 10 năm nay, ông Trần Văn Chung, thôn Yên Trù, xã Yên Bình (Vĩnh Tường) đều lựa chọn phương pháp thụ tinh nhân tạo cho đàn bò thịt của gia đình.Vì vậy, tỷ lệ thụ thai cao, con lai sinh ra khỏe mạnh, kháng bệnh tốt, tăng trọng nhanh, tầm vóc trưởng thành lớn, khả năng sinh sản tốt và cho chất lượng thịt cao. Hiện, gia đình ông đang nuôi 6 bò thịt, 6 bê con, mỗi năm, cho thu nhập hơn 100 triệu đồng.
Thời gian tới, Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh phối hợp với các huyện, thành phố tiếp tục triển khai hỗ trợ liều tinh bò thịt, bò sữa chất lượng cao; tăng cường tuyên truyền về lợi ích của thụ tinh nhân tạo bò đến đông đảo người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, nhất là các huyện miền núi thông qua các lớp tập huấn, Đài truyền thanh cơ sở; đào tạo lại, đào tạo mới các dẫn tinh viên… với mục tiêu đến năm 2020 tạo ra đàn bò thịt, bò sữa chất lượng cao với trên 95% là bò lai, nâng tầm vóc đàn bò thịt trưởng thành từ 300kg/con trở lên, đưa tỷ lệ bò sữa cái/bê sữa sinh ra đạt 55 - 60%, tăng năng suất sữa 15 - 20% chu kỳ/con... góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho nông dân.
Mai Liên
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.