• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Gắn sản xuất với du lịch trải nghiệm

Nguồn tin: Báo Đồng Tháp, 06/02/2018
Ngày cập nhật: 7/2/2018

Với nghề nuôi ong lấy mật của gia đình vợ, chàng rể Trần Thành Long (xã Tân Công Sính, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) đã chung tay bổ sung thêm những “mảnh ghép” quan trọng giúp sản phẩm mật ong của cơ sở Mật ong hương tràm Hút Dẻo được nhiều người tiêu dùng biết đến.

Trần Thành Long kiểm tra chất lượng mật

Sinh sống gần Vườn Quốc gia Tràm Chim, gia đình vợ anh Trần Thành Long đã khéo léo tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có là rừng tràm ngập nước để nuôi ong lấy mật gần 10 năm nay. Sở hữu điểm đặc trưng của hệ sinh thái đất ngập nước khiến tràm tại đây rất khác biệt so với tràm vùng nước lợ. Đây cũng là nhân tố để mật ong hương tràm Hút Dẻo không lẫn vào đâu so với sản phẩm cùng loại. Mật có màu vàng nhạt, vị ngọt thanh, mang hương tràm đặc trưng. Ngoài ra, điểm cộng cho sản phẩm này là mật ong hoàn toàn tự nhiên.

Tuy nhiên, nghề nuôi ong lấy mật của gia đình vợ anh Long ban đầu chỉ làm theo hình thức nhỏ lẻ, việc xây dựng “thương hiệu” sản phẩm chưa được quan tâm. Từ khi “trở thành người một nhà”, chàng thanh niên Trần Thành Long đã chọn mô hình này để khởi nghiệp và hoàn thiện hơn cho sản phẩm từ vốn kiến thức tích lũy sau các cuộc thi khởi nghiệp.

Trần Thành Long chia sẻ: “Khi tham gia các cuộc thi khởi nghiệp, bản thân mong muốn giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng nhiều hơn. Đồng thời, đây là cơ hội để mình tiếp nhận ý kiến đóng góp, định hướng của các chuyên gia trong việc phát triển sản phẩm, xây dựng kênh tiêu thụ, bao bì nhãn mác...”.

Từ những cuộc thi, trải nghiệm thực tế, anh Long ý thức hơn việc “chăm chút” sản phẩm của mình nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Để giúp sản phẩm đạt chất lượng cao hơn, anh đã đầu tư nhiều trang thiết bị máy móc như máy lọc tạp chất, đóng nút chai. Sản phẩm của cơ sở đã được chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện tại, ngoài mật ong, cơ sở còn cung ứng cho thị trường sữa ong chúa, mật ong nguyên tổ...

Chính những sự thay đổi đó giúp sản phẩm mật ong hương tràm Hút Dẻo chinh phục được người tiêu dùng gần, xa. Hiện tại, mật ong hương tràm không đủ nguồn cung cho thị trường. Hàng tháng, cơ sở cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh khoảng 3– 4 tấn mật ong, cao gấp đôi so với trước đây.

Đáng mừng hơn khi cơ sở được một doanh nghiệp bao tiêu sản lượng khoảng 3 tấn mật để xuất khẩu sang thị trường Mỹ, mở ra hướng đi triển vọng cho mật ong hương tràm Hút Dẻo. “Việc đưa sản phẩm sang thị trường khó tính cũng chẳng dễ dàng. Cơ sở phải đáp ứng các tiêu chuẩn yêu cầu từ phía doanh nghiệp đối tác về hàm lượng đường, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng kháng sinh. Việc liên kết tiêu thụ này là hướng đi mới tạo nên tính ổn định trong sản xuất cho cơ sở” - Thành Long chia sẻ.

Chưa dừng lại đó, Trần Thành Long còn định hướng gắn sản xuất với du lịch trải nghiệm. Thành Long thông tin: “Thời gian qua có một số đoàn du lịch đến trải nghiệm và rất ấn tượng với mô hình nuôi ong lấy mật. Thời gian tới, cơ sở mật ong Hút Dẻo sẽ gắn kết để là một trong những điểm đến nằm trong chuỗi du lịch của Vườn Quốc gia Tràm Chim. Khi đến đây, du khách sẽ được trải nghiệm quy trình nuôi ong, lấy mật”.

Chia sẻ những định hướng trong năm 2018, Trần Thành Long cho biết, gia đình đang dự tính xây dựng nhà xưởng, mua thêm máy móc trang thiết bị chuyên dụng phục vụ sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng. Ngoài ra, cơ sở cũng đang chuẩn bị xây dựng thêm nơi đón tiếp khách du lịch đến tham quan. Tuy nhiên, kinh phí cho các hạng mục trên khá lớn, nên anh Long mong muốn có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh để tiếp tục chinh phục bước đường khởi nghiệp của mình.

Y Du

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang