Nguồn tin: Báo Thanh Hóa, 10/03/2018
Ngày cập nhật:
11/3/2018
Nghé của hộ gia đình ông Phạm Bá Luyện, thôn Tiến Sơn, xã Minh Tiến (Ngọc Lặc) ra đời từ TTNT bằng giống trâu Murah.
Hiện nay, trên 80% hộ chăn nuôi trâu ở khu vực miền núi là nhỏ lẻ, thả rông, khó kiểm soát được dịch bệnh, người dân chưa biết dự trữ thức ăn cho trâu vào mùa đông. Bên cạnh đó, việc giao phối cận huyết làm giảm tầm vóc và sức sản xuất của đàn trâu, hiệu quả kinh tế chăn nuôi trâu chưa cao.
Vì vậy, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật (KHKT) trong chăn nuôi, đổi mới quy trình công nghệ nhằm chuyển từ chăn nuôi trâu quảng canh, tận dụng, phân tán sang chăn nuôi thâm canh, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân khu vực miền núi là yêu cầu bức thiết. Năm 2017, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng KHKT chăn nuôi Thanh Hóa triển khai thực hiện mô hình “Cải tạo đàn trâu địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo”, với quy mô 90 con trâu cái nền được phối bằng tinh trâu Murah (trâu có nguồn gốc từ Ấn Độ có trọng lượng 7-8 tạ/con) cho các xã Minh Tiến, Ngọc Sơn, Thạch Lập (Ngọc Lặc). Để thực hiện có hiệu quả dự án trên, trung tâm đã phối hợp với UBND các xã mở các lớp tập huấn kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (TTNT), chăm sóc trâu cái có chửa, cách phát hiện trâu động dục để xác định thời điểm phối giống thích hợp cho cán bộ thú y, khuyến nông và 90 hộ dân thực hiện mô hình.
Gia đình ông Phạm Bá Luyện, thôn Tiến Sơn, xã Minh Tiến (Ngọc Lặc) là một trong những hộ có kinh nghiệm nhiều năm trong nuôi trâu cái. Trước đây, mỗi khi đến kỳ sinh sản gia đình ông chủ yếu nhân giống trâu bằng phương pháp truyền thống của địa phương. Năm 2017, gia đình ông được lựa chọn triển khai kỹ thuật ứng dụng lai giống bằng phương pháp TTNT trâu Murah. Tham gia mô hình, gia đình ông được hỗ trợ tinh trâu, tập huấn kỹ thuật chăm sóc trâu cái sau khi được TTNT, hỗ trợ thức ăn hỗn hợp cho trâu. Đến nay, trâu nhà ông đã sinh sản được 1 trâu con với đặc điểm ngoại hình lớn hơn trâu địa phương từ 20 đến 25%.
Ông Lê Trần Thái, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng KHKT chăn nuôi Thanh Hóa, cho biết: Trong năm 2017, các xã thực hiện 270 liều tinh nhân tạo cho 90 con trâu. Sau khi đàn trâu được thụ tinh, trung tâm đã phối hợp với các xã tuyên truyền bà con thực hiện chăm sóc tốt đàn trâu cái, đồng thời cử cán bộ chuyên môn của xã tham gia để theo dõi sát sức khỏe đàn trâu. Đến nay, đã có một số trâu cái được TTNT đã sinh sản ra nghé con. Mô hình cải tạo đàn trâu bằng kỹ thuật TTNT bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực, như tăng nhanh đàn trâu, cải thiện tầm vóc và khả năng di truyền, cho phép sử dụng rộng rãi những giống đực có năng suất cao đến các hộ, các trang trại chăn nuôi. Qua đó, tạo bước đột phá trong cải tạo tầm vóc đàn trâu, mở ra hướng mới có nhiều triển vọng trong chăn nuôi trâu lấy thịt theo hướng hàng hóa.
Bài và ảnh: Khắc Công
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.