Nguồn tin: Báo Bạc Liêu, 14/05/2018
Ngày cập nhật:
16/5/2018
Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đã xuất hiện các cơn mưa đầu mùa. Đây là khoảng thời gian dễ xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Để chủ động và tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh, ngành chức năng đã khuyến cáo, hỗ trợ các hộ dân chăn nuôi thực hiện nhiều giải pháp để vật nuôi phát triển tốt, hạn chế rủi ro, thiệt hại do thời tiết bất lợi.
Ông Lưu Văn Tán (xã Lộc Ninh, huyện Hồng Dân) chăm sóc đàn vịt.
Chuồng bò nhà ông Nguyễn Văn Bé (phường Láng Tròn, TX. Giá Rai) vừa được sửa chữa để bảo vệ đàn bò khi mùa mưa đến. Ảnh: C.L
Theo đánh giá của Chi cục Chăn nuôi và Thú y (CN&TY) tỉnh, từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm cơ bản được kiểm soát, không phát sinh dịch bệnh lây lan trên diện rộng nên người dân yên tâm tăng đàn, mở rộng diện tích chăn nuôi.
Ông Nguyễn Duy Hưng, Phó chi cục trưởng Chi cục CN&TY tỉnh, cho biết: Để phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, nhất là vào lúc thời tiết giao mùa như hiện nay, Chi cục CN&TY tỉnh đã chỉ đạo Trạm thú y các huyện, thị, thành phố tham mưu cho chính quyền cùng cấp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường kiểm soát giết mổ, kiểm dịch vận chuyển gia súc, gia cầm nhập tỉnh.
Bên cạnh đó, các địa phương cũng đã tăng cường công tác tiêm phòng vắc-xin định kỳ cho gia súc, gia cầm. Tính đến thời điểm này, hầu hết các địa phương đều đã hoàn thành việc tiêu độc, sát trùng, vệ sinh môi trường chăn nuôi đợt 1/2018.
Song song đó, việc tiêu độc khử trùng tại các khu chăn nuôi, nơi tập trung mua bán động vật và sản phẩm động vật, những nơi có nguy cơ dịch bệnh cao cũng được ngành chuyên môn tỉnh đẩy mạnh. Đồng thời khuyến cáo bà con chủ động vệ sinh chuồng trại, không giấu khi vật nuôi xảy ra dịch bệnh cũng như không xuất bán, vận chuyển vật nuôi nghi mắc bệnh để hạn chế dịch bệnh lây lan trên diện rộng.
Ông Lưu Văn Tán (xã Lộc Ninh, huyện Hồng Dân) - người có nhiều năm chăn nuôi vịt, chia sẻ: “Vào lúc thời tiết giao mùa như hiện nay, đàn gia cầm rất dễ mắc một số bệnh nguy hiểm. Người nuôi nếu không biết cách phòng tránh có khi sẽ trắng tay chỉ sau một đêm. Cần phải xây, sửa lại chuồng trại để vịt có nơi trú ngụ, tránh gió. Đồng thời tăng cường sức đề kháng cho đàn vịt bằng các biện pháp như: tiêm vắc-xin hoặc sử dụng các bài thuốc dân gian”.
Những hộ chăn nuôi trâu, bò, heo, dê… cũng đang sửa chữa chuồng trại, dự trữ nguồn thức ăn cũng như tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi. Ông Nguyễn Văn Bé (ngụ phường Láng Tròn, TX. Giá Rai) cho rằng: “Khi thời tiết chuyển mùa mình phải nuôi nhốt bò vài hôm để chúng dần thích nghi với thời tiết, sau đó mới chăn thả tiếp. Bên cạnh đó, chuồng trại phải thông thoáng, khô ráo, và phải tiêm phòng vắc-xin cho bò khi chúng có biểu hiện chán ăn hoặc tiêu chảy”.
Để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, các hộ chăn nuôi cần thực hiện tốt vệ sinh chuồng trại; thường xuyên khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi; chủ động tiêm phòng vắc-xin; thường xuyên theo dõi, kiểm tra sức khỏe đàn gia súc, gia cầm nhằm phát hiện dịch bệnh sớm để kịp thời điều trị.
KHÔI NGUYÊN
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.