Nguồn tin: Báo Phú Thọ, 07/06/2018
Ngày cập nhật:
10/6/2018
Ông Nguyễn Văn Nhất kiểm tra đàn ong mật
Nhờ có những điều kiện thuận lợi từ hệ sinh thái thực vật phong phú về vườn rừng cùng một số loại cây ăn quả đa dạng, những năm gần đây, nghề nuôi ong lấy mật ở xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) đã và đang phát triển nhanh chóng cả về chất lượng và số lượng, nhiều hộ dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Bên cạnh đó, được sự giúp đỡ của Hội nông dân xã trong việc tạo điều kiện vay vốn để đầu tư phát triển đàn ong mật, nghề nuôi ong dần trở thành nghề chính của nhiều hộ nông dân.
Là một hộ có gần 15 năm gắn bó với nghề nuôi ong mật, ông Nguyễn Văn Nhất, khu 8, xã Phượng Lâu chia sẻ: “Nghề nuôi ong không khó nhưng cũng không hề đơn giản. Để phát triển đàn ong, người nuôi chỉ cần đầu tư mua giống tốt lúc ban đầu, sau đó, có thể tự tách con ong chúa sang tổ khác để tăng đàn. Nhờ đặc tính cho mật ong, sáp ong quanh năm nên kể cả đối với những đàn ong chỉ mới tách tổ được khoảng 20 ngày là đã có thể cho thu hoạch mật”. Với việc duy trì trung bình 30 đàn ong mật nuôi, gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, nguồn thức ăn sẵn có, gia đình ông Nhất thu hoạch được gần 300 lít mật ong/năm. Những năm giá bán mật ong trên thị trường lên cao, sau khi trừ hết các khoản chi phí, gia đình ông thu lợi nhuận gần 100 triệu đồng/năm.
Chi hội nuôi ong mật xã Phượng Lâu thăm quan đàn ong mật nhà ông Nguyễn Văn Nhất
Cùng nuôi ong ở xã Phượng Lâu có hộ gia đình ông Nguyễn Huy Cận, khu 7. Ông nuôi ong từ những năm kháng chiến đến nay đã có gần 40 năm kinh nghiệm, hiện ông đang nuôi 15 đàn ong mật. Nhờ áp dụng đúng kỹ thuật trong quá trình nuôi nên cho năng suất khá, trở thành gương điển hình ở địa phương. Bình quân mỗi năm gia đình ông khai thác được khoảng 100 lít mật ong cùng các sản phẩm khác của đàn ong như: Sữa ong chúa, phấn hoa giúp gia đình ông tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.
Nghề nuôi ong mật ở xã Phượng Lâu hiện cũng đang dần chuyển đổi từ hình thức chăn nuôi tự phát, nhỏ lẻ sang đầu tư nuôi ong tập trung với số lượng lớn, bình quân khoảng 10-30 đàn/hộ. Đặc biệt, Chi hội nuôi ong mật của xã được hình thành từ năm 2006 với 10 thành viên, đến nay Hội đã có 30 thành viên với gần 300 đàn ong. Ông Nguyễn Văn Thịnh – Chủ tịch Hội nông dân xã Phượng Lâu cho biết: Hội nông dân xã đã tổ chức thành lập được chi hội nuôi ong mật, từ đó tạo điều kiện cho các hội viên trong hội được giao lưu, học hỏi kỹ thuật chăm sóc đàn ong từ các hộ nuôi ong trong và ngoài xã; được vay vốn cũng như việc tiêu thụ sản phẩm thuận lợi hơn, chất lượng sản phẩm cũng nhờ vậy mà ngày càng được cải thiện và nâng cao giá trị. Đây là hướng phát triển mới mà Hội nông dân xã đã và đang thực hiện trong nhiều năm trở lại đây.
Linh Nguyễn
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.