Nguồn tin: Khuyến nông TPHCM, 11/6/2018
Ngày cập nhật:
12/6/2018
Với thực trạng của ngành chăn nuôi trong những năm gần đây luôn đứng trước những khó khăn chung như: giá thành sản phẩm liên tục bị giảm; giá vật tư thức ăn tăng cao; dịch bệnh diễn biến phức tạp,… tuy nhiên nghề chăn nuôi bò sữa vẫn được bà con nông dân huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) duy trì và chuyển hướng phát triển theo chiều sâu, tăng năng suất, chất lượng, giảm đàn,… Bởi Củ Chi là một trong những huyện có người dân nuôi bò sữa khá nhiều so với các quận, huyện khác trên địa bàn Tp.HCM. Tính đến cuối năm 2017, tổng đàn bò sữa tại Củ Chi đạt 69.664 con với 4.981 hộ nuôi (trong đó đàn sinh sản có 30.826 con, bò vắt sữa là 20.826 con, sản lượng sữa bình quân đạt 16,5kg/con/ngày).
Để tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng đàn bò sữa tại Củ Chi theo hướng ổn định, bền vững, đảm bảo an toàn dịch bệnh, vừa qua Trung tâm Khuyến nông (TTKN) Tp.HCM tổ chức 02 buổi Hội thảo triển khai “Đề án nâng cao chất lượng đàn bò sữa” tại huyện Củ Chi. Theo đó, buổi hội thảo thứ 01 được tổ chức tại UBND xã Tân Thông Hội, với hơn 50 hộ nuôi bò trên địa bàn 05 xã Tân Thông Hội, Tân Phú Trung, Tân An Hội, Phước Thạnh, Phước Hiệp và thị trấn Củ Chi; Buổi hội thảo thứ 2 được tổ chức tại xã Tân Thạnh Tây, với hơn 70 nông dân nuôi bò tại các xã Tân Thạnh Tây, Trung An, Phú Hòa Đông, Hòa Phú và Phước Vĩnh An. Mục đích của Hội thảo nhằm giới thiệu đến các hộ chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện thiết bị cơ giới hóa, hỗ trợ giúp nông dân chăn nuôi bò sữa, tiết kiệm chi phí sản xuất, công lao động, nâng cao năng suất, hiệu quả, đáp ứng theo nền chăn nuôi đô thị, khan hiếm lao động trong sản xuất nông nghiệp và an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay
Điểm thiết thực của hội thảo là có những máy móc trình diễn thực tế (máy vắt sữa đơn và máy vắt sữa đôi, có bình bằng chất lượng inox của công ty TNHH TM DV Đại Dương) giới thiệu, giúp nông dân nhìn nhận và có điều kiện so sánh, chọn lựa chính xác cho từng nông hộ; Về nội dung, hội thảo báo cáo kết quả thực hiện Đề án của huyện Củ Chi trong năm 2017 có 59 hộ nông dân/09 xã, đăng ký tham gia, gồm các máy móc thiết bị: 20 máy vắt sữa đơn, 127 bình nhôm chứa sữa (20 lít/bình), 01 hệ thống làm mát chuống trại, thiết bị đo nhiệt độ - ẩm độ máy băm thái cỏ có trục cuốn và 28 máy cắt cỏ cầm tay,… Qua đó, đã có nhiều nông dân phát biểu ý kiến thiết thực về lợi ích của cơ giới hóa trong Đề án nâng cao chất lượng đàn bò sữa do TTKN Thành phố hỗ trợ, giúp nông dân ngày càng chuyên nghiệp hóa trong chăn nuôi, tiết kiệm công lao động, giảm thiếu ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng đàn bò tại địa phương.
Bà Trần Thị Lan (xã Tân Thông Hội) - một trong những hộ có trang trại nuôi bò sữa lớn ở Củ Chi phát biểu, sau khi sử dụng máy vắt sữa, hộ của bà đã giảm nhiều về chi phí lao động; giảm tỷ lệ bò bị viêm vú (nhất là viêm vú tiềm ẩn); hạn chế nhiễm vi sinh trong quá trình vắt sữa và hạn chế khả năng lây nhiễm vi sinh từ môi trường vào sản phẩm sữa, giúp bảo vệ sức khỏe cho người chăn nuôi và người tiêu dùng qua việc khai thác, sử dụng nguồn sữa trong môi trường chăn nuôi hợp vệ sinh, đảm bảo thời gian giao sữa đúng quy định,…; Còn Bà Võ Thị Dân (ấp An Hòa, xã Trung An), cho biết sau khi sử dụng máy cắt cỏ cầm tay do Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ theo Đề án, giúp bà thu hoạch cỏ nhanh hơn gấp 10 lần so với lúc cắt cỏ bằng tay, rút ngắn thời gian thu hoạch cỏ từ 2 giờ xuống 0,4 giờ, giảm nhiều chi phí sản xuất,…
Ghi nhận những ý kiến đóng góp của nông dân và tiếp tục thực hiện Đề án trong năm 2018, TTKN Thành phố dự kiến phân bổ thiết bị cơ giới hóa, hỗ trợ nông dân chăn nuôi bò ở Củ Chi với tổng kinh phí thực hiện là 5.302.250.000đồng (năm tỉ ba trăm lẻ hai triệu hai trăm năm mươi ngàn đồng), trong đó 50% kinh phí hỗ trợ từ ngân sách và 50% kinh phí đối ứng từ nguồn vay vốn ưu đãi của doanh nghiệp, HTX, các hộ chăn nuôi,… gồm: 30 máy vắt sữa đơn, 33 máy vắt sữa đôi, 120 bình nhôm chứa sữa, 50 bình inox chứa sữa, 9 máy băm thái cỏ có trục cuốn, 8 máy băm thái có có vòi phun, 10 máy thái cỏ, 137 máy cắt cỏ cầm tay, 8 máy trộn thức ăn TMR 200kg, 10 hệ thống tưới phun tự động đồng cỏ thâm canh, 10 hệ thống làm mát chuồng trại, 5 hệ thống làm mát chuồng trại có hệ thống điều khiển bằng nhiệt độ cảm biến tự động, 10 máy phun thuốc sát trùng chuồng trại,…
Theo ông Dương Văn Minh Dương - Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Củ Chi cho biết, hiện thị trường giá sữa bò đang xuống dốc và luôn bấp bênh, khiến người chăn nuôi luôn lo lắng và tìm cách giảm chi phí đầu tư, thì việc sử dụng các thiết bi cơ giới hóa trong chăn nuôi là một trong những cách giúp nông hộ tiết kiệm chi phí lao động, thức ăn, thời gian,… để có thể giữ đàn nhưng vẫn đảm bảo nâng cao chất lượng, và sản lượng sữa cho đàn bò. Do đó, các hộ có nhu cầu nên tìm hiểu và chọn lọc những thiết bị phù hợp với trang trại của mình, đăng ký sử dụng, giúp việc chăn nuôi ngày càng ổn định và bền vững trong thời gian đến.
M.Hiếu
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.