Nguồn tin: Báo Đắk Lắk, 12/06/2018
Ngày cập nhật:
14/6/2018
Rời quê Hà Tĩnh vào Đắk Lắk lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, vợ chồng ông Trần Văn Thượng (SN 1970) và bà Phan Thị Lý (SN 1971) ở đội 3, buôn Tu, xã Dur Kmăl, huyện Krông Ana đã vươn lên làm chủ cuộc sống, nuôi con ăn học thành tài nhờ mô hình nuôi dê.
Ông Thượng kể, trong một lần vào Đắk Lắk thăm người quen, thấy đất đai rộng rãi, khí hậu dễ chịu nên bàn với vợ vào đây sinh sống. Năm 2004, gia đình ông rời quê vào xã Dur Kmăl lập nghiệp với vỏn vẹn 2,8 triệu đồng, chỉ đủ trả tiền xe. Để trang trải cuộc sống, vợ chồng ông làm thuê đủ nghề. Năm 2006, ông nhận “nuôi rẽ” dê cho một hộ dân cùng buôn. Hai năm sau, ông được trả công 5 con rồi mua thêm 2 cặp dê nữa để gây đàn. Thời điểm đó, giá dê thấp kỷ lục (16 nghìn đồng/kg hơi), người dân trong buôn đồng loạt bán tháo, còn nhà ông thì mua thêm khiến ai cũng lắc đầu. Ông bảo, có đàn dê làm vốn, làm chủ mình vẫn hơn chứ đi làm thuê hoài rất cực khổ mà không có đồng dư.
Đàn dê của gia đình ông Trần Văn Thượng.
Bất kể mưa, nắng, vợ chồng ông thay nhau đưa dê đi ăn. Nhờ vậy, đàn dê béo khỏe, sinh sản đều 2 năm 3 lứa, mỗi lứa 1-2 con. Từ 9 con dê ban đầu, vợ chồng ông gầy lên vài chục con, có thời điểm đạt mốc 95 con. Năm 2014, dê có giá rất cao, 150-160 nghìn đồng/kg hơi đối với dê bán giống và 110-120 nghìn đồng/kg dê lấy thịt. Thời gian nuôi từ 1 con dê con đến khi bán thịt (17-20 kg) chừng khoảng 5-6 tháng, ai chăm tốt 4 tháng đã có thể xuất chuồng. Một năm gia đình ông xuất bán 4-5 đợt, mỗi đợt bán vài con, tổng 1 năm ông thu về hơn 150 triệu đồng từ nuôi dê.
Bà Phan Thị Lý cho hay, nuôi dê không tốn nhiều chi phí, một tháng hết chục ký muối hột và 1 năm tốn 2 lần tiêm ngừa bệnh tụ huyết trùng và lở mồm long móng. Dê ăn toàn các loại thức ăn tự nhiên như cỏ, thân cây bắp, dây khoai lang, lá chuối, lá keo… Những loại này có sẵn ngoài vườn ruộng, gia đình ông bà chỉ cần cho dê đi ăn cả ngày. Những lúc gia đình có việc bận hoặc trời mưa bão không đi chăn được thì chặt lá cây keo, lá chuối cho ăn tạm. Nhờ ăn đa dạng các loại cây cỏ cộng với di chuyển suốt ngày nên dê nhà ông rất chắc thịt, thơm ngon, khách rất thích. Hiện gia đình bà đang có 60 con dê lớn, nhỏ (nhiều nhất trong buôn Tu). Ngoài tiền bán dê, mỗi năm ông bà còn thu về 20-30 triệu đồng tiền bán phân dê.
Huỳnh Thủy
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.