Nguồn tin: Khuyến nông TPHCM, 21/6/2018
Ngày cập nhật:
23/6/2018
Bên cạnh việc phát triển các ngành nghề chăn nuôi truyền thống thì hiện nay tại nhiều tỉnh thành nhiều loại vật nuôi mới phù hợp với khí hậu địa phương và điều kiện kinh tế của nông hộ. Đến Bình Chánh, Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh nhiều mô hình nuôi dế, rắn mối và các loại đặc sản đem lại hiệu quả cao, một trong số đó phải kể đến hộ ông Dương Hoàng Dũng (47 tuổi) F11/8A ấp 6 xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh. Với chi phí đầu tư thấp, kỹ thuật nuôi đơn giản và sản phẩm tiêu thụ dễ dàng, nuôi dế và rắn mối đang được sự quan tâm của rất nhiều người bởi hiệu quả cao và giảm thiểu được nhiều rủi ra so với các vật nuôi khác.
Cơ duyên đến với nghề
Trước đây làm nghề xây dựng có thu nhập khá nhưng “rày đây mai đó”, anh muốn đổi nghề cho ổn định và có thời gian chăm sóc gia đình. Một lần vô tình lang thang trên mạng anh thấy mô hình nuôi dế rất hay nên bắt tay vào nuôi thử. Ban đầu anh đến cơ sở nuôi dế Thanh Tùng ở Củ Chi học tập kinh nghiệm và mua thử một hộp trứng dế với giá 250.000 đồng về thả nuôi và sau 40 ngày, với hộp trứng dế đã mua anh thu được 6 - 7kg dế, từ đó anh để làm giống nuôi. Sau nuôi dế thành công, thấy xuất hiện nhiều dế dạt, không đạt tiêu chuẩn để xuất hàng bỏ thì tiếc anh lại tìm hiểu nuôi thêm con rắn mối tận dụng nguồn thức ăn này. Anh tìm về Bến Tre mua giống và anh chính là người nuôi rắn mối đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh. Đến nay, sau 10 năm anh Dũng đã trở thành chủ 2 cơ sở nuôi ở Củ Chi và Bình Chánh trên diện tích khoảng 200m2/cơ sở, với hàng ngàn con dế và rắn mối lớn nhỏ, lợi nhuận thu về hàng tháng hơn 30 triệu đồng. Thời gian đầu nuôi đối tượng mới, anh không khỏi băn khoăn về cách thức cho ăn uống, vệ sinh chuồng trại cũng như tạo độ ẩm, sinh đẻ của dế và rắn mối. Qua tìm hiểu trên sách báo, phương tiện truyền thông, dần dần anh đã bắt nhịp được cách nuôi và nhu cầu của thị trường, đến nay anh rất thành đạt mô hình nuôi này.
Kỹ thuật làm chuồng nuôi
Theo cách làm của anh Dũng, với dế: Anh đã kinh qua các hình thức nuôi như: mới đầu thì nuôi bằng xô, bằng rế… chăm sóc rất cực nay thì xây chuồng bằng xi măng với diện tích chuồng rộng 1m x dài 1,5m, diện tích nuôi lớn, đỡ công chăm sóc mà sản phẩm thu lại nhiều. Hiện nay, anh có khoảng 10 chuồng nuôi dế. Còn rắn mối: Mỗi ô nuôi không quá 100m2, thả nuôi từ 4.000 – 5.000 con/ô được bao quanh bằng những tấp thép trơn để tránh rắn mối bò đi. Khác biệt với những mô hình nuôi rắn mối bằng ống gạch anh trồng các loại cây để rắn mối có thể thỏa mái leo trèo và tìm thức ăn côn trùng tự nhiên, còn chỗ ngủ được anh Dũng sử dụng lá chuối khô, thân cây khô và cát khá sạch sẽ không gây mùi hôi nên nuôi khá hiệu quả. Theo anh Dũng “Chuồng rắn mối cần diện tích rộng tốt hơn diện tích nhỏ, tạo môi trường hoang dã trong chuồng, lúc trước có nuôi qua gạch ống nhưng sau nhận thấy không hiệu quả bằng lá chuối êm, rắn thích chui vào nằm, kể cả khi trời nắng hay mưa”.
Thức ăn
Theo anh Dũng, nuôi dế rất dễ, trước đây anh tận dụng nhiều loại cỏ, lá rau khoai lang, rau muống,…để cho dế ăn, tuy nhiên tìm kiếm thức ăn rất cực và tốn nhiều công vì trước khi cho ăn phải được rửa sạch, đảm bảo vệ sinh. Để tiện lợi, giờ anh cho dế ăn cám viên tổng hợp đã nghiền mịn và có khay nước sạch để dế uống nước. Còn rắn mối thức ăn chủ yếu cơm thừa trộn với lòng đỏ trứng gà, gan gà, gan heo, cá vụn và dế loại thải băm vụn, lúc trời nắng rắn mối ăn rất mạnh, phải làm vệ sinh khô hàng ngày và vệ sinh ướt 3 - 4 ngày/lần. Rắn mối con lúc mới đẻ đến trưởng thành khoảng 4 - 5 tháng, mỗi năm rắn đẻ 3 lần, trung bình mỗi lần đẻ là 8 - 10 con. Cơ sở của anh đang tiêu thụ rất mạnh, xuất ra thị trường theo đợt, mỗi đợt dế là 35- 40 ngày, rắn mối là 4 - 5 tháng với giá dế thịt và giống 150.000 đồng/kg, rắn mối thương phẩm 350.000 – 400.000 đồng/kg, giá giống 13.000 đồng/con. Thị trường tiêu thụ sản phẩm thịt chủ yếu ở các nhà hàng trên địa bàn thành phố, còn giống thì bán cho nông dân các tỉnh như An Giang, Long An, Tây Ninh, Vũng Tàu … ngoài bán giống anh còn hướng dẫn kỹ thuật tận tình để nuôi sao có hiệu quả.
Anh Dũng cho biết, để tăng thu nhập cho gia đình anh còn sản xuất và kinh doanh thêm các loại chuột Hamter (40.000 đồng/con), chó đốm… và mới rồi xây lại nhà anh tận dụng tầng trên cùng làm tổ để nuôi chim yến. Hiện nay yến đang về trú rất đông. Hy vọng vài tháng nữa sẽ có sản phẩm yến. Mô hình của gia đình anh Dũng là một trong những mô hình hiệu quả, có thu nhập cao cần được nhân rộng.
Theo anh Dũng “Để thành công một mô hình nào thì đầu tiên phải nuôi thử một ít, nuôi để có kinh nghiệm và tìm kiếm thị trường. Khi có kinh nghiệm và bạn hàng ổn định thì hãy mở rộng quy mô để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Dế và rắn mối rất dễ nuôi, ít bệnh, không cần nhiều đất đai và vốn ít. Mô hình này phù hợp với nhiều hộ gia đình hiện nay. Tuy nhiên cái khó khăn nhất là thị trường, có thị trường thì sẽ thành công.
Hiện thịt dế và rắn mối được chế biến rất nhiều món ăn hấp dẫn như dế chiên giòn, dế nướng, rang muối ớt, gỏi dế, dế kho tiêu, dế chiên bơ…. Rắn mối chiên giòn, cháo, hầm xã ớt, nướng mọi, nướng chao, xào nghệ, gỏi, xào xả ớt, nướng lá cách … có vị thơm, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho con người.
Vân Tâm
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.